icon

DIỆT MỐI - KIỂM SOÁT MỐI

icon

Tìm hiểu về các loài mối

Đăng lúc: 24/08/2016 10:13:26 AM - Đã xem: 3798

Mối.
Mối là côn trùng xã hội, sống thành quần thể. Một tổ mối có thể gọi là một quần thể hoặc một đàn mối.
Trong một tổ mối có phân chia thành đẳng cấp và mỗi đẳng cấp có chức năng khác nhau (mối chúa, mối thợ, mối lính...)
 
Đặc điểm chung về sinh trưởng và gây hại của Mối:
Sinh trưởng: Mối thích ăn chất cellulose của gỗ. Mối thợ có giác quan hai bên miệng kiểu nhai đặc biệt, Vòm họng rất chắc. Chất cellulose của gỗ khó tiêu hoá nhưng đường ruột mối có một loài siêu trùng roi tiết ra dung môi có thể phân giải cellulose thành đường cung cấp cho mối.
Gây hại: Mối là côn trùng có hại đối với các công trình xây dựng, thậm chí nhiều vật dụng quan trọng của con người. Sức ăn của đàn mối có thể phá hoại nhà cửa, đê diều, hồ chứa nước, thuyền bè, cầu cống..., thậm chí tiêu hủy nhiều tài liệu thư viện quý giá...
Do cuộc sống bầy đàn với số lượng thành viên cực lớn, để chống lại tác hại của mối, không thể chỉ nhắm vào từng cá nhân đơn lẻ. Bên cạnh việc xử lý để chống lại sự xâm nhập phá hoại của đàn mối, người ta còn tìm nhiều biện pháp để tiêu diệt cả hệ thống tổ mối, với mục đích quan trọng nhất là phải diệt được mối chúa.
 
Thuốc diệt mối:
Thuốc phòng chống mối: là hợp chất hóa học hoặc là chế phẩm vi sinh có tác dụng diệt, ngăn ngừa, bảo vệ vật liệu sản phẩm chứa cellulose hoặc công trình không cho mối phá hoại.
Thuốc diệt mối lây nhiễm: là hợp chất hóa học hoặc chế phẩm vi sinh không gây ngộ độc hoặc bệnh cấp tính cho mối, chuyên dùng cho phương pháp diệt mối lây nhiễm như PMC 90 bột.
Bả diệt mối: là hỗn hợp bao gồm thức ăn mà mối yêu thích trộn với chất hấp dẫn và chất độc gây chết mối chậm, mối sau khi ăn bả sẽ truyền chất độc cho nhau qua đường tiêu hóa làm mối chết dần.
Quý khách có thể tham khảo thêm tại thuốc diệt mối để tìm hiểu sâu hơn về các loại thuốc.
 
Phương pháp diệt mối:
Diệt và phòng mối cho công trình xây dựng đang sử dụng: là diệt các đàn mối đang hoạt động trong công trình sau đó tiến hành phòng mối cho công trình ấy.
Diệt mối theo phương pháp lây nhiễm: là dùng mồi nhử thu hút nhiều cá thể mối vào hộp nhử sau đó dùng thuốc lây nhiễm phun lên cơ thể mối, mối chưa chết ngay mà tháo chạy về tổ làm độc tốt lan truyền trong đàn mối, gây mất cân bằng sinh học và làm chết đàn mối.
Diệt mối bằng phương pháp dùng bả: Là dùng bả thu hút mối đến ăn, mối thợ ăn bả và bị nhiễm độc. Trong thời gian đầu mối chưa chết ngay, mỗi vẫn mớm thức ăn cho các cá thể khác trong đàn, sau một thời gian hàm lượng chất độc trong cơ thể mối tăng lên đến ngưỡng gây chết thì đàn mối chết dần, đàn mối bị tiêu diệt.
Thực tế có rất nhiều phương pháp diệt mối nhưng hiện nay phương pháp điển hình và hiệu quả nhất mà Chúng tôi đang áp dụng chính là phương pháp diệt mối tận gốc bởi tính năng vượt trội của phương pháp chính là an toàn và hiệu quả.
 
Và để lựa chọn được phương pháp tốt nhất và hiệu quả nhất thì chúng ta nên tìm hiểu thêm về đặc điểm của từng loại để có phương pháp tốt nhất.
Cách nhận biết từng loại Mối như sau:
Mối chúa: Đầu nhỏ, bụng to (có thể dài từ 12–15 cm). Bộ phận sinh dục phát triển.
Mối hậu có thể sống 10 năm; lúc đầu đẻ ít trứng, sau 4-5 năm, bộ phận sinh dục trưởng thành, mỗi ngày có thể đẻ ra 8000-10000 trứng.
Mối thợ: Cơ thể nhỏ, các chi phát triển.
Mối thợ chiếm số đông, tới 70-80% trong đàn mối, gánh vác mọi công việc trong vương quốc như xây tổ, làm đường, chuyển trứng, hút nước, nuôi nấng mối non...
Mối thợ dùng đồ ăn và bùn, qua gia công kỹ lưỡng cho dính vào nhau để xây tổ. Có tổ chính và tổ phụ, là nơi chủ yếu để đàn mối sinh hoạt tập thể và sinh sống. Ở Châu Phi, có loài mối xây tổ trên mặt đất thành gò mối cao đến 10 m và rất chắc chắn, tựa như pháo đài, thành lũy vậy.
Mối lính: Mối lính phân hóa từ mối thợ. Mối lính không nhiều, chủ yếu canh gác và tấn công. Cặp hàm trên mối lính rất phát triển (là vũ khí lợi hại của chúng), có con còn có tuyến hàm tiết ra dịch nhũ trắng, khi đánh nhau có thể phun chất dịch làm mê đối phương.
Giác quan hai bên miệng của mối lính rất đặc biệt, mất khả năng lấy mồi, khi cần thì mối thợ phải cho mối lính ăn.

 

 
Bình luận:
Các dịch vụ khác: